Thủ tục sau khi thành lập công ty

Thủ tục sau khi thành lập công ty

Các Việc Cần Làm Sau Khi Thành Lập Công Ty/Thành Lập Doanh Nghiệp Cần Lưu Ý.

Sau bước thành lập công ty, Doanh nghiệp được cấp Đăng ký kinh doanh tại Phòng ĐKKD – sở KHĐT tỉnh/ thành phố nơi đặt địa chỉ công ty. Những công việc bắt buộc Doanh nghiệp sẽ phải làm ngay sau khi thành lập như sau:

Đơn vị tư vấn An Khánh hỗ trợ quý khách hàng trong việc:

Khắc biển Công ty;

Tư vấn loại chữ ký số phù hợp khách hàng

Lựa chọn tài khoản ngân hàng số đẹp

Tiến hành soạn thảo hồ sơ mở tài khoản ngân hàng, đăng ký chứng thư số, nộp tờ khai bước đầu thành lập theo thông tin khách hàng cung cấp;

Đại diện khách hàng thực hiện thủ tục về Bao hiểm, Thuế, Ngân hàng tại cơ quan hành chính nhà nước, Ngân hàng

Tư vấn giấy phép con, ngành nghề cần giấy phép con để hoạt động kinh doanh.

Theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ và thông báo kết quả hồ sơ tới khách hàng;

Tư vấn thủ tục sau khi Thành Lập Công Ty/Thành Lập Doanh Nghiệp mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện;

Tiến hành soạn thảo các biểu mẫu hồ sơ, hợp đồng kinh tế phù hợp với loại hình, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp;

Soạn thảo hồ sơ nội bộ tổ chức theo nhu cầu của doanh nghiệp;

Cung ứng văn bản pháp luật miễn phí thường xuyên.

Trong bài viết này, đơn vị tư vấn An Khánh sẽ hướng dẫn chi tiết cho cho bạn về thủ tục sau Thành Lập Công Ty/ sau Thành Lập Doanh Nghiệp.

Căn cứ pháp lý:

Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 về đăng ký doanh nghiệp;

Nghị định 122/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021

Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2020

Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020

Các văn bản pháp luật liên quan.

TREO BIỂN TẠI TRỤ SỞ CÔNG TY

Căn cứ khoản 4 Điều 37 Luật doanh nghiệp năm 2020, Công ty batws buộc gắn biển hiệu tại trụ sở chính. Biển công ty cung cấp những thông tin cơ bản nhất của doanh nghiệp, biển hiệu gồm nội dung sau:

Nội dung:

+Tên cơ quan chủ quản trực tiếp : Phòng ĐKKD – sở KHĐT tỉnh/ thành phố

+ Tên gọi đầy đủ bằng chữ tiếng Việt, yêu cầu phải đúng với Giấy phép đăng kí kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp.

+ Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp  

+ Các thông tin khác: số điện thoại; số fax, thư điện tử, loại hình tổ chúc, ngành nghề kinh doanh (nếu có)

Hiện nay, Doanh nghiệp không tìm thấy quy định về việc phải xin phép để treo biển Công ty, nhưng sau khi thành lập Doanh nghiệp, Người đại diện pháp luật có trách nhiệm liên hệ đơn vị khắc biển, treo biển tại địa chi trụ sở chính.

Nếu không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp; hoặc không viết, gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì sẽ bị phạt hành chính từ 30.000.000 đến 50.000.000 theo quy định tại Nghị định 122/2021/NĐ-CP.

Vị trí đặt Biển Công ty: đặt sát cổng, hoặc mặt trước của trụ sở hoặc nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân, đặt một biển hiệu ngang và không quá hai biển hiệu dọc

Hiện nay, các loại biển công ty sau: Chất liệu Inox, Chất liệu Tôn, Chất liệu Gỗ, Chất liệu Alumiun, Chất liệu Mica, Chất liệu bạt Hiflex, Chất liệu Decal…

MỞ TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG CỦA CÔNG TY

Tài khoản công ty do Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tiến hành chuẩn bị hồ sơ đăng ký mở tài khoản ngân hàng. Mục đích sử dụng tài khoản: dùng để thanh toán các giao dịch của công ty

Hồ sơ bao gồm:

01 bản công chứng “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”;

01 bản công chứng “Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân” của người đại diện pháp luật ghi trên giấy phép;

01 bản sao điều lệ công ty.

ĐĂNG KÝ CHỮ KÝ SỐ (TOKEN) ĐỂ NỘP BÁO CÁO THUẾ QUA MẠNG

Chữ kí số hay gọi là token là một thiết bi đã được mã hoá tất cả dữ liệu, thông tin của doanh nghiệp vào trong 1 USB; mục đích kí thay chữ ký tại văn bản tài liệu được thực hiện điện tử hay qua mạng internet. Doanh nghiệp không còn phải in ấn và quản lý tài liệu giấy cồng kềnh như trước. Thay đó, doanh nghiệp có thể điện tử hóa việc ký và lưu trữ các chứng từ, tài liệu như hợp đồng, chứng từ kế toán, báo cáo kế toán, báo cáo quản trị…

100 % Doanh nghiệp đã tiến hành đang ký sử dụng chữ kí số, ngay sau khi thành lập. Doanh nghiệp tiến hành tìm đơn vị mua chữ kí số, cài đặt phần mềm tiến hành các thủ tục nộp online khoản sau: đăng ký phát hành hoá đơn, đăng ký sử dụng hoá đơn điện tử, nộp tò khai thuế môn bài, nộp các báo cáo tài chính, kê khai nộp thuế trực tuyến, kê khai hải quan điện tử, giao dịch ngân hàng điện tử, kê khai bảo hiểm xã hội điện tử, cổng thông tin một cửa quốc gia, cơ quan hành chính, ký hợp đồng với đối tác làm ăn trực tuyến và gửi qua email…..

Doanh nghiệp có thể mua chữ ký số của VIETTEL, FPT, BKAV, CK, VINA, NEWTEL, NACENCOMM, SAFE-CA…

ĐĂNG KÝ PHÁT HÀNH, SỬ DỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ

Từ 01/07/2022 Doanh nghiệp bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử. Doanh nghiệp nộp đề nghị phát hành hóa đơn điện tử, bao gồm:

Quyết định phát hành hóa đơn;

Mẫu hóa đơn.

Chi cục thuế yêu cầu nộp bản gốc hồ sơ nộp qua mạng. Thời gian giải quyết: trong vòng 2-3 ngày, cơ quan thuế xem xét chấp thuận hay không?

Lưu ý: Cơ quan thuế có thể trực tiếp tới trụ sở chính kiểm tra trước hoặc sau khi ra quyết định chấp thuận cho phép phát hành hóa đơn, cán bộ phụ trách có thể có hẹn trước hoặc đột xuất. Doanh nghiệp cần chuẩn bị giấy tờ sau:

Treo biển công ty tại trụ sở chính;

Hợp đồng thuê nhà;

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản công chứng);

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

Con dấu của doanh nghiệp;

Bố trí thiết bị văn phòng làm việc;

Nhân viên/ Người đại diện theo pháp luật có mặt.

Về thủ tục đăng ký : Doanh nghiệp chuân bị tờ khai Đăng ký/thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử theo mẫu 01;

Sau đó, tổ chức truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.

NỘP TỜ KHAI THUẾ MÔN BÀI

Theo quy định Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2020, doanh nghiệp mới thành lập trong năm 2022 được miễn lệ phí môn bài.

Doanh nghiệp thực hiện khai khai lệ phí môn bài và nộp Tờ khai cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 30 tháng 01 năm sau năm mới theo quy định tại điểm a, khoản 1, điều 10 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP .

Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;

Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;

Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.

Doanh nghiệp thành lập trong thời gian 6 tháng đầu năm nộp mức lệ phí môn bài cả năm, trường hợp  thành lập công ty trong thời gian 6 tháng cuối năm nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

ĐĂNG KÝ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Căn cứ vào điểm a, khoản 1, điều 99 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Doannh nghiệp phải tham gia bảo hiểm xã hội cho các đối tượng bắt buộc tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Thủ tục tham gia BHXH lần đầu của đơn vị chính là thủ tục đơn vị được cơ quan BHXH thông qua cấp mã đơn vị BHXH. Mã đơn vị BHXH  là duy nhất và theo suốt quá trình hoạt động Doanh nghiệp

Căn cứ vào Điều 97, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Điều 23, Quyết định 595/QĐ-BHXH ban hành ngày 14/ 4/2017 quy định về hồ sơ tham gia BHXH lần đầu của đơn vị gồm các giấy tờ sau:

Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT  (Mẫu TK3-TS)

Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (mẫu D02-TS).

Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS)

Hợp đồng lao động(nếu có)

Thủ tục đăng ký qua online hoặc trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm.

- Đối với hồ sơ giấy: nộp qua dịch vụ bưu chính của cơ quan BHXH. Doanh nghiệp chỉ cần đăng ký tài khoản theo quy định và việc nộp hồ sơ sẽ hoàn toàn miễn phí.

- Đối với giao dịch điện tử: Doanh nghiệp sử dụng phần mềm kê khai BHXH điện tử của các đơn vị I-van. Các đơn vị chỉ cần có chữ ký số và tài khoản kê khai, việc nộp hồ sơ sẽ cực kỳ đơn giản và dễ dàng.

XIN GIẤY PHÉP CON ĐỐI VỚI CÔNG TY KINH DOANH NGÀNH NGHỀ CÓ ĐIỀU KIỆN

Giấy phép con được hiểu là giấy tờ pháp lý cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức để chứng nhận họ đủ điều kiện kinh doanh một, một số ngành, nghề có điều kiện.

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là ngành nghề cần được đáp ứng các điều kiện riêng biệt khác vì lý do an ninh quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe cộng đồng. Ngành nghề kinh doanh có điều kiện không bị pháp luật nghiêm cấm mà Doanh nghiệp cần tiến hành thủ tục để được kinh doanh những ngành nghề này cũng có điểm khắc khe hơn so với những ngành nghề kinh doanh thông thường.

Đến với đơn vị tư vấn An Khánh sẽ tư vấn, chọn lọc, lựa chọn và áp mã ngành nghề kinh doanh của công ty thực hiện theo mã ngành cấp 4 theo quy định tại hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam (Áp dụng theo Quyết định số: 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ).

DỊCH VỤ ĐẶC BIỆT CHỈ CÓ TẠI AN KHÁNH:

Đăng ký tài khoản ngân hàng đẹp, phong thủy theo yêu cầu của khách hàng;

Tư vấn phần mềm quản lý doanh nghiệp; xây dựng hồ sơ hoạt động nội bộ hoàn chỉnh cho doanh nghiệp;

Tư vấn chữ ký số, phần mềm bảo hiểm, phần mềm thuế,

Thiết kế logo, website….

AN KHÁNH: Cam kết mang tới dịch vụ tốt nhất và sự hài lòng khách hàng khi làm việc cùng chúng tôi.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TƯ VẤN AN KHÁNH

Địa chỉ: 42 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0965 903 269 hoặc 0919 946 800 hoặc 0867 639 568

Zalo/viber: 0965 903 269 hoặc 0919 946 800 hoặc 0867 639 568

Facebook/Fanpage:

Email: congtytuvanankhanh@gmail.com

icon